Chúc mừng bạn đã quay trở lại diễn đàn !
Chúc mừng bạn đã quay trở lại diễn đàn !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Tôi long trọng tuyên thệ trước các đấng tối cao và sự hiện diện của người trong buổi lễ này, sẽ sống trong sạch và thực hành nghề nghiệp một cách trung thực...
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Bệnh nhiệt miệng - phương pháp điều trị hiệu quả
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeSun Nov 27, 2016 8:54 am by daiannamthang

» Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh nhiệt miệng
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeSat Jun 18, 2016 2:37 pm by daiannamthang

» Trường Trung cấp y Khai giảng lớp Trung cấp Điều dưỡng 2015
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeSun Jan 18, 2015 3:28 pm by ykhoahanoi

» THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeSun Jan 11, 2015 11:37 am by ykhoahanoi

» những hiểu lầm đáng sợ vê sữa
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeTue Jul 29, 2014 11:34 am by phanthanh

» TIỀN SẢN GIẬT - SẢN GIẬT VẤN ĐỀ CÂN LƯU TÂM
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeMon Jul 28, 2014 5:05 pm by phanthanh

» Bệnh nhiệt miệng - phương pháp điều trị hiệu quả
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeWed Apr 16, 2014 4:06 pm by daiannamthang

» Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeWed Apr 16, 2014 4:05 pm by daiannamthang

» Biểu tượng của hội Điều Dưỡng Việt Nam
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeTue Mar 11, 2014 10:42 am by vietthangdd68

» Cách chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeTue Feb 04, 2014 3:45 pm by daiannamthang

» Quy trình Rửa tay
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeMon Jan 06, 2014 10:53 am by quyth6b

» Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeSun Sep 15, 2013 6:48 pm by quyth6b

» CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI NHIỄM HIV
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeMon Sep 24, 2012 2:24 pm by quyth6b

» sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeMon Sep 24, 2012 2:21 pm by quyth6b

» cả nhà giúp mình với
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri May 18, 2012 12:08 pm by smile91nd

» Lời thề Điều dưỡng ( Lời thề Florence Nightingale)
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeThu May 03, 2012 8:14 pm by hoahongxanh

» Ngồi càng lâu càng sớm gặp thần chết
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeSun Apr 29, 2012 6:00 pm by trankienlc

» Truyện cười y khoa
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeSun Apr 29, 2012 10:20 am by smile91nd

» tư vấn cho mình với.
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:32 pm by smile91nd

» không tên
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 10:00 am by trankienlc

» chăm sóc bàn chân :))
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:59 am by trankienlc

» Khi nào không nên uống chè xanh?
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:55 am by trankienlc

» Bức thư cảm động của bố gửi con gái phá thai
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:31 am by trankienlc

» nguy cơ khi ăn trứng vịt lộn
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:25 am by trankienlc

» để có giấc ngủ ngon :0)
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeWed Apr 25, 2012 10:03 pm by Phamthao91

» những thực phẩm giúp " đánh tan " chứng đau dạ dày :0)
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeMon Apr 23, 2012 6:10 pm by Mai Quỳnh Chi

» thực phẩm tốt cho răng nướu :0)
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeMon Apr 23, 2012 6:08 pm by Mai Quỳnh Chi

» Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 9:08 pm by Phamthao91

» Video: Khám bụng
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 9:06 pm by Admin

» Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 9:03 pm by Admin

Most Viewed Topics
Các học thuyết điều dưỡng
CÁCH VIẾT BÀI GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
IMCI TOÀN TẬP - CHƯƠNG TRÌNH XỬ TRÍ LỒNG GHÉP CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
Biểu tượng của hội Điều Dưỡng Việt Nam
Ngạch viên chức y tế điều dưỡng
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN HỘI THI ĐIỀU DƯỠNG GIỎI TỈNH AN GIANG NĂM 2010
ĐIỀU DƯỠNG ĐANG THIẾU NHƯNG KHÔNG DỄ XIN VIỆC
TIỀN SẢN GIẬT - SẢN GIẬT VẤN ĐỀ CÂN LƯU TÂM
Quy trình Rửa tay
ĐIỀU DƯỠNG LÀ NGHỀ VINH QUANG!!





Top posters
Admin
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
Mai Quỳnh Chi
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
quynhkuthiensu
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
quyth6b
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
hoahongxanh
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
Phamthao91
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
trankienlc
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
smile91nd
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
daiannamthang
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
nguyenkim
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_lcapsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_voting_barsự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_vote_rcap 
LIÊN KẾT WEBSITE
MÁI TRƯỜNG TÔI MẾN YÊU
............

 

 sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh

Go down 
Tác giảThông điệp
quyth6b
Level 2
Level 2
quyth6b


Tổng số bài gửi : 19
Join date : 06/04/2012
Age : 31
Đến từ : Thanh Hóa

sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh Empty
Bài gửiTiêu đề: sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh   sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh I_icon_minitimeMon Sep 24, 2012 2:21 pm

Quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc (CÁN BỘ Y TẾ & BỆNH NHÂN)

BS. Phạm Ngọc Thanh

Vấn đề bạn cần lưu tâm

Thế nào là chăm sóc ?

CHĂM SÓC là ân cần quan tâm đến kẻ khác, có nghĩa người chăm sóc (cán bộ y tế) là một người chú ý đến nhu cầu của bệnh nhân.

Ai là người chăm sóc ?

Bệnh viện có ba bộ phận hoạt động :

- bộ phận y : bác sĩ, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ tâm thần, bác sĩ gây mê...
- bộ phận cận y : điều dưỡng, hộ lý, cô nuôi dạy trẻ, nữ hộ sinh, nhà liệu pháp vận động, nhà tâm lý...
- và bộ phận phụ : thư ký, kỹ thuật viên, nhân viên xã hội, giáo dục viên, nhân viên phục vụ...
Nhiệm vụ của bác sĩ ?

Kỹ năng của người chăm sóc :

Bác sĩ : quan sát các triệu chứng của bệnh nhân (kiểm tra lâm sàng), chẩn đoán (= biết bệnh qua các dấu hiệu hoặc triệu chứng) để cuối cùng đưa ra phương thức chữa trị (hướng điều trị).

Đó là « biết làm » (tinh thông) của bác sĩ, khả năng chuyên môn. Song song với sự « biết làm », mỗi bác sĩ có cách chăm sóc theo riêng mình : tiếp cận, tiếp đón, nói chuyện với bệnh nhân... mà người ta gọi là « biết sống », có nghĩa là kỹ năng giao tiếp của vị bác sĩ. Trong công việc hằng ngày cho thấy tính chất quan hệ bác sĩ - bệnh nhân có ảnh hưởng đến việc chấp nhận chữa trị, đưa đến chất lượng chăm sóc y khoa.

Ví dụ, nghiên cứu áp dụng qui định y khoa (luận án của Bác sĩ Y.Matillon, Pháp) : điều tiên quyết bệnh nhân phải áp dụng việc chữa trị đúng như y lệnh (= áp dụng qui định việc chữa trị hay là chấp nhận). Tuy nhiên, một nghiên cứu trong khoa nội trú, cho thấy chỉ 15% trường hợp tuân thủ một cách nghiêm túc việc chữa trị. Số còn lại sửa đổi toa thuốc, bỏ vài loại thuốc, tăng liều lượng vài thứ khác hoặc thêm vài loại khác...Một trong các lý do của hiện tượng này, đã được chứng minh, là có liên quan đến quan hệ người chăm sóc - đựơc chăm sóc. Áp dụng việc chữa trị sẽ tốt hơn nếu y lệnh dễ hiểu và có sự giao tiếp dễ dàng giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Cho nên trong công việc, bác sĩ chẳng những nên quan tâm đến bệnh của bệnh nhân mà còn chính con người của bệnh nhân, với mục đích làm sao việc điều trị có hiệu quả.

I- NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ BỆNH NHÂN : MỘT QUÁ TRÌNH QUAN HỆ
Ngày làm việc của nhân viên y tế có thể xem như thời gian trải qua cùng lúc hai cuộc phiêu lưu : Phiêu lưu về kỹ thuật với việc thích thú thăm dò (chẩn đoán) hoặc thỏa mãn trong việc biết xử lý các qui trình chăm sóc (điều trị). Phiêu lưu về quan hệ với các bệnh nhân khác nhau, các trao đổi phong phú, thường có tâm trạng đã góp phần cho sự thoải mái của bệnh nhân...Vì thế, đối với nhân viên y tế, khía cạnh quan hệ trong nghề nghiệp, song song việc đối phó căn bệnh, có tiềm ẩn một không gian thích thú, lợi ích và sáng tạo.
Tuy nhiên, trong nghề nghiệp y khoa, quan hệ với bệnh nhân còn ảnh hưởng bởi đau khổ, sự chết. Có thể gây khó khăn cho nhân viên y tế và đưa đến sự chán nản.

Vì lý do đó, chúng ta sẽ cùng làm việc trên khía cạnh nhân văn trong hoạt động y khoa để phản ứng tốt hơn khi đối mặt với những tình huống khó khăn.

1.Nền tảng của quan hệ

Các đối tác

- Muốn có quan hệ, ít ra phải có hai người.

Đối với chúng ta, có thể là quan hệ bác sĩ nhi khoa và một bé gái nhập viện hoặc bác sĩ khoa sản với một bà mẹ tương lai.

- Quan hệ nhân viên y tế-bệnh nhân là một quan hệ bất bình đẳng. Thật vậy, sự việc bắt đầu từ một đối tượng đau khổ đến với một đối tượng được cho rằng có kiến thức, có khả năng chữa được bệnh. Bệnh nhân mong chờ quyền năng chữa bệnh của bác sĩ hoặc ít ra cũng làm giảm được bệnh, và ta có thể nói rằng, bác sĩ giúp và bảo vệ bệnh nhân. Về phía bác sĩ, quyền năng này có thể làm cho bác sĩ có tâm trạng tự cao hoặc trái lại trở thành một yếu tố stress cho bác sĩ. Cho nên phải ý thức được sự việc để giới hạn tác dụng (Vd. : bác sĩ bị stress, do áp lực mong chờ của cha mẹ mau chữa lành cho con họ).

Giao tiếp

- Trong tất cả mọi quan hệ, thường xuyên có trao đổi thông tin giữa người này với người kia, tùy thuộc vào mục đích. Trong trao đổi giữa người chăm sóc - người được chăm sóc, mục đích của quan hệ là vấn đề chăm sóc. Mọi hành động, mọi thao tác kỹ thuật hoặc giúp thoải mái đều nằm trong quan hệ người chăm sóc - được chăm sóc. Những trao đổi thông tin là nền tảng của giao tiếp.

Chúng ta là những con người, chúng ta có nhiều cách giao tiếp :

- giao tiếp bằng lời : lời nói, các từ, diễn văn...tất cả những gì dùng lời nói.

- giao tiếp không lời : cử chỉ và thái độ (bắt tay chào), bắt chước (nét mặt : nụ cười, nhăn mặt ; ánh nhìn : chau mày, ánh nhìn thoáng qua), chạm vào (cách lấy nhiệt, tiêm vắcxin hoặc bồng một nhũ nhi), các tư thế cơ thể (giảm căng, co rút), khoảng cách (đến thật gần hoặc giữ một khoảng cách với người khác), ngữ điệu của tiếng nói, các vật phụ (áo choàng, dụng cụ như ống tiêm ...)...tất cả những gì cơ thể biểu hiện.

Các yếu tố giao tiếp không lời thì nhiều và người ta có thể dùng toàn thân để nói chuyện (ngôn ngữ cơ thể).

- Mỗi bác sĩ có thể nhận thấy vài khác biệt giữa điều nói và điều bệnh nhân làm cho cảm nhận.

Ví dụ : Khi ta hỏi hôm nay khá không, bệnh nhân nội trú nói khá nhưng lại nhăn mặt và ôm bụng !

- Về phía bệnh nhân, ngoài điều bác sĩ nói, bệnh nhân cũng nhạy cảm với biểu lộ của bác sĩ .

Ví dụ : Bệnh nhân nói : « khi tôi hỏi bác sĩ khi nào tôi có thể về nhà, tôi thấy bác sĩ ngập ngừng và cảm thấy bác sĩ lúng túng »

- Ta đi vào quan hệ chẳng những bằng lời nói, bằng cơ thể mà còn bằng cảm xúc (= trạng thái cảm xúc có nghĩa tình cảm và xúc động). Trạng thái này luôn luôn hiện hữu và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Ví dụ : Bác sĩ cảm thấy bất ổn khi một bệnh nhân hỏi có qua khỏi không, cái cảm giác này có thể biểu lộ bằng đỏ mặt.

Cảm xúc của chúng ta liên quan đến văn hoá, giáo dục, lịch sử...của chúng ta, tóm lại, nhân cách của chúng ta. Có nghĩa là một sự quan hệ, là một cuộc gặp gỡ giữa hai tính cách, hai nhân cách.

- Khi hai nhân cách gặp nhau, có thể có khó khăn trong quan hệ. Ví dụ, vài bệnh nhân có thể cảm nhận sự lo hãi và đặt nhiều câu hỏi cho bác sĩ. Các tình huống này thúc ép bác sĩ phát triển kỹ năng quan hệ làm sao cho tình huống tiến triển. Đó là tìm một hình thức thỏa hiệp, giữa chờ đợi của bệnh nhân & trả lời của người chăm sóc.

2.Nhân cách của người chăm sóc khi gặp bệnh nhân

Ta thấy phần trên nói về quan hệ người chăm sóc - được chăm sóc là một tình huống giao tiếp giữa hai nhân cách.

Ở đây, chúng ta sẽ đề cập đặc biệt tình cảm có thể người chăm sóc cảm nhận để rồi các bạn có thể đồng nhất hoá ở nơi các bạn. Thật vậy, một sự hiểu biết tốt nhất chính mình sẽ giúp các bạn trong quan hệ nghề nghiệp đó là quan hệ người chăm sóc - được chăm sóc :

- thấu hiểu nhu cầu bệnh nhân

- thích nghi thái độ và trả lời

- VÀ NHƯ VẬY chăm sóc tốt hơn.

Tâm trạng tự tôn (tự cao)

Có thể do : chiếc áo choàng đánh dấu giá trị của chức vụ, một kiến thức y khoa, một quyền lực nghề nghiệp trong vai trò bác sĩ hoặc trong thực hành các thao tác kỹ thuật.

Với tâm trạng này tạo cho bác sĩ sự tự tin, điều cần thiết trong quan hệ chăm sóc mà hệ quả là thực thi các hành động chăm sóc. Đó là mặt tích cực của tâm trạng tự tôn.

Chỉ sợ lạm dụng ưu thế đối với bệnh nhân, là những con người xa lạ trong môi trường y khoa với các từ chuyên môn. Bệnh nhân cần cảm thấy được chăm sóc bởi người tài giỏi nhưng cũng muốn được chia sẻ sự hiểu biết về bệnh, việc điều trị... : người chăm sóc nên dành thời gian để giải thích bệnh, việc chữa trị, còn bác sĩ sãn khoa là các giai đoạn sanh đẻ... với các từ rõ ràng và đơn giản.

Quá trình chăm sóc cần một sự hợp tác tích cực giữa người chăm sóc - người được chăm sóc.

Tâm trạng bất lực

Trái với tâm trạng tự cao, ta gặp phải tâm trạng bất lực.

Tâm trạng này khi gặp phải vài bệnh lý nan y hoặc đưa đến tử vong.

Có thể kèm theo tâm trạng tự ti :

Ví dụ : Bà A, bác sĩ khoa nhi ung bướu – Sau khi rời phòng một bệnh nhân, gặp một đồng nghiệp, bà nói với vẻ tuyệt vọng : « tôi không thể làm dịu cơn đau cho bé Vân... »

Tâm trạng bất lực có thể có hai hậu quả :

- gây ra sự mệt mỏi (mệt, suy yếu), sự tuyệt vọng (« tôi không làm gì được cả »)

- thúc đẩy người chăm sóc làm nhiều hơn, tình trạng tăng động.

Trong cả hai trường hợp, người chăm sóc chỉ được giải toả với sự nâng đỡ của các đồng nghiệp hoặc với các nhà chuyên môn khác nếu có thể.

Tâm trạng có trách nhiệm ( chịu trách nhiệm là phải bảo đảm hành động của mình, hành động của ai đó hoặc quyết định của mình).

Trách nhiệm là cần thiết trong công việc chăm sóc và cũng là một gánh nặng.

Vài người chăm sóc tự gắn bó và ghi khắc trong lòng tình huống của một bệnh nhân.

Ví dụ : Bà B, bác sĩ nội trú khoa sơ sinh : «Khi tôi khám bé sanh non này, liền nhớ đến con trai tôi cũng sanh thiếu tháng, thế là tim tôi se thắt lại ».

Phải có những qui luật, nguyên lý trong môi trường chăm sóc, phục vụ, giới hạn sự tập trung tâm năng cá nhân quá lớn. Nhưng làm thế nào hoàn toàn không cảm nhận ? Ta có thể tránh xúc động sao ?...tôi nghĩ là không . Cho nên gần với bệnh nhân nhưng vẫn giữ một khoảng cách.

Các xúc động đi kèm với tâm trạng này : sự thông cảm, sự lo lắng, sự sợ hãi, sự gắn bó, sự giận dữ, sự phiền muộn.

Tâm trạng chán nản

Về mặt vật chất, bị bó buộc giờ giấc, chăm sóc số lượng bệnh nhân quá lớn, môi trường, thất bại, không được biết ơn và kính trọng, phiền muộn...về lâu về dài có thể kéo theo sự chán nản.

Có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức(burn out) liên quan đến stress nghề nghiệp. Tuy nhiên, chuyện đôi lúc cảm thấy chán nản là thường.

Các xúc động kèm theo tâm trạng này : mệt mỏi, mất hứng, stress, tuyệt vọng, sợ hãi, tức giận đến độ chán ngấy.

Tâm trạng thỏa mãn

Có thể bắt nguồn từ muôn vàn lý do. Ta có thể kể ra nào là bồi dưỡng cá nhân (phần thưởng) do quan hệ tốt với bệnh nhân, điều trị thành công, khả năng tiến bộ...

Các xúc động kèm theo tâm trạng này : vui mừng, yên lòng, năng động, độ lượng, nồng nhiệt, thông cảm, tình bằng hữu.

Kết luận : Không thể tránh né các tâm trạng này một cách tuyệt đối, nhưng chủ yếu là cân bằng các tâm trạng, các xúc động để tránh các rắc rối trong quan hệ.

Giúp người, cũng có nghĩa có khả năng nhờ giúp đỡ, tìm một chỗ dựa hoặc đơn giản tìm một lời khuyên. Không phải là dấu chỉ của sự yếu đuối khi đôi lúc cảm thấy bất lực hoặc chán nản. Sợ người khác xét đoán, người ta không chịu lắng nghe cũng làm cho việc tìm kiếm giải pháp cải thiện bị kìm hãm.

Vài phương cách : hội họp, nhóm chia sẻ, huấn luyện, đọc sách nghiên cứu.

II Quan hệ giúp đỡ trong chăm sóc y khoa

Thường người ta nghĩ giao tiếp, giải thích...làm mất thời giờ và dễ dàng hơn cả, không mất thời gian là ra lệnh không cần giải thích chẳng bàn cãi. Nhưng phải hiểu là mọi tiến bộ, mọi thành công của một tổ chức đều qua sự quan hệ người này với người kia.

1. Định nghĩa quan hệ giúp đỡ

Quan hệ giúp đỡ trong chăm sóc y khoa là phương tiện giúp bệnh nhân cùng sống với bệnh và hệ quả của nó trong cuộc sống riêng tư, gia đình, xã hội và nghề nghiệp.

Phương tiện chính thường là quan hệ người chăm sóc - người được chăm sóc hơn là đáp ứng kỹ thuật cho triệu chứng hoặc cho bệnh.

Dựa trên sự phát triển quan hệ tin tưởng giữa người chăm sóc và bệnh nhân. Với mục đích đó, vài điều luật phải được tuân thủ như tính xác thực ( trung thực và rõ ràng, không nói dối), đồng cảm và không xét đoán.

Mục đích quan hệ gíúp đỡ là thay đổi bệnh nhân (trong kiểm soát bệnh, sức khoẻ và rộng hơn nữa cuộc sống của họ) và tùy thuộc vào vấn đề của bệnh nhân.

Hiệu quả của quan hệ giúp đỡ :

- đạt được sự giảm bớt xúc động, nhờ lời nói, biết lắng nghe bệnh nhân,

- một sự hiểu biết tốt hơn đìều gì xảy ra hoặc hơn thế nữa khám phá điều gì đó ở bệnh nhân, tiểu sử của họ.

2.Lắng nghe

LẮNG NGHE : Tập trung quan tâm đến người khác.

Lắng nghe có hiệu quả chữa trị cho ai được lắng nghe, có thể giải bày và nói lên được khó khăn của mình.

Thật vậy, khi tôi cảm thấy được lắng nghe :

- tôi cảm thấy được nâng đỡ trong lúc khó khăn

- tôi cảm thấy được thừa nhận là một con người xứng đáng được tôn trọng và quan tâm.

Lắng nghe bệnh nhân, ngoài ngôn từ còn hành vi của họ, đem lại cho họ một sự khuây khoả có lợi cho công việc chăm sóc.



3.Đồng cảm

ĐỒNG CẢM : Khả năng đặt mình ở vị trí người khác, cảm thông tình cảm và xúc động của họ.

Đồng cảm là kết quả của sự lắng nghe đích thực bệnh nhân.

Luôn được biểu lộ trong cuộc sống hằng ngày, khi chúng ta xúc động (cười hoặc khóc) ví dụ, khi xem phim.

Bị xúc động điều xảy ra với người mà tôi quan tâm và chăm chú lắng nghe. Vừa gắn bó vừa giữ một khoảng cách.

Ta sẽ hiểu lợi ích của sự biết mình, điểm mạnh điểm yếu, nhận biết phản ứng của mình trong trường hợp nào mà ta có thể chịu đựng được nhiều hay ít, để có khoảng cách tương đối với bệnh nhân (không là « thân mật như bạn bè », cũng không « lạnh lùng »)

4.Chuyển di và chống chuyển di

Quan hệ giúp đỡ bao hàm sự hiện hữu chuyển di và chống chuyển di.

CHUYỂN DI : tâm trạng của người được chăm sóc đối với người chăm sóc (tập trung tâm năng cảm xúc)

Chuyển di phản chiếu những cách thức quan hệ mà người được chăm sóc, trong quá khứ, có được nơi cha mẹ hoặc những người chung quanh. Thật vậy, tất cả chúng ta lặp lại các lối quan hệ mà chúng ta không ngờ tới.

Ví dụ : người bệnh nhân chờ bác sĩ trấn an và bảo vệ như chờ một người mẹ bảo bọc.

Ta phân biệt hai loại chuyển di :

- chuyển di tích cực (Vd : tin tưởng ). Trong trường hợp này, bác sĩ đáp ứng sự mong đợi của bệnh nhân và có khi tự cảm thấy mình là một bác sĩ hoàn hảo.

- chuyển di tiêu cực (Vd : ngờ vực, lo lắng...)

Vd : như lời nói của một bệnh nhân « khi tôi thấy ông bác sĩ còn quá trẻ, tóc tai bê bối, tôi thấy lo ngại... »

CHỐNG CHUYỂN DI : Tâm trạng người chăm sóc đối với người được chăm sóc (Vd : tôi nghiệp, lòng trắc ẩn, chán ngấy...)

Về mặt lý thuyết, bác sĩ phải trung lập. Nhưng trong thực tế, bác sĩ thể hiện tâm trạng cảm xúc với bệnh nhân.

Ta phân biệt hai loại chống chuyển di :

- Chống chuyển di tích cực (Vd. lòng trắc ẩn, đồng cảm)

- Chống chuyển di tiêu cực (Vd. Chán ngấy, loại bỏ, khiêu khích)

Chống chuyển di tiêu cực có thể biểu hiện nhiều thái độ khác nhau như từ chối lắng nghe bệnh nhân vì bận quá hoặc nói với bệnh nhân « bực mình » để có khoảng cách với bệnh nhân khó chịu.

Kết luận : Đối với người chăm sóc, là đồng nhất hoá chính phản ứng của mình với phản ứng của bệnh nhân để thấu hiểu điều gì xảy ra giữa mình với bệnh nhân và cải thiện sự trải nghiệm của mỗi người.

III- LÀM THẾ NÀO GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN ?

Trong công việc của người chăm sóc, bạn đến bắt chuyện với bệnh nhân một cách ít nhiều hình thức tùy theo trường hợp.

Công việc người chăm sóc trong trò chuyện tùy thuộc loại trò chuyện (tiếp đón, ngoài lề, giúp đỡ, y tế...), đơn vị bệnh viện (khoa nhiễm, khoa nhi...), bệnh lý của bệnh nhân.

1)Vai trò người chăm sóc

-Chấp nhận gặp bệnh nhân

Có nghĩa trong tư thế lắng nghe bệnh nhân. Lắng nghe này nằm trong giao tiếp bằng lời và không lời (quan sát lâm sàng thái độ, phản ứng...)

-Lưu tâm đến sự « không hiểu biết » của bệnh nhân

Rất thường bệnh nhân không biết thế giới y khoa với các từ chuyên môn, các kỹ thuật...Cần lưu tâm đến những câu hỏi, lo lắng của bệnh nhân đối mặt với bệnh và việc chữa trị.

-Quan tâm đến hoàn cảnh của bệnh nhân

Một bệnh nhân không chỉ là một bệnh mà trước tiên còn là một con người, đàn ông – đàn bà – phụ huynh hoặc là trẻ con, sống một mình hoặc chung gia đình, làm việc hoặc thất nghiệp...Điều quan trọng là đặt để trở lại con người đó trong tiểu sử cá nhân của họ để nắm bắt bệnh xảy ra trong hoàn cảnh nào và hậu quả có thể có trong cuộc sống.

VD. : một bà lớn tuổi bị gãy chân, sống một mình từ khi chồng mất

-Biết tôn trọng giới hạn của mình và của bệnh nhân

Nhiệm vụ của bộ phận y tế là chữa trị đau đớn về thề chất và đôi lúc về tâm lý. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng đau khổ của người khác có giới hạn. Việc cần thiết là phát hiện trong ta lúc nào đau khổ của kẻ khác trở nên quá nặng nề và có thể làm hoen ố chất lượng chăm sóc.

Bệnh nhân cũng có giới hạn của họ trong khả năng tin tưởng hoặc thổ lộ khó khăn.

Dù biết rằng có những thông tin cần thiết để thiết lập việc chữa trị (Vd. : chuyện quá khứ, tuổi tác), người chăm sóc cần tránh những câu hỏi quá riêng tư (Vd. : « Tại sao ông chia tay với bà nhà ? »

- Cung cấp thông tin cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân

Là chia sẻ với bệnh nhân và gia đình họ các giai đoạn của việc chữa trị để thiết lập một mối quan hệ tin tưởng. Tránh các từ phức tạp và chuyên môn, nên dùng các từ đơn giản và rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân yêu cầu không cung cấp tin tức về bệnh của mình cho gia đình, ta phải tôn trọng.

2.Kỹ năng trò chuyện và giao tiếp

-Quan trọng của giao tiếp không lời

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng của cuộc trao đổi tùy thuộc vào ngôn ngữ không lời hơn là có lời. Không lời là thái độ, cử chỉ, âm điệu giọng nói...tùy thuộc vào tư duy.

Điều rất quan trọng, cùng một câu có thể vừa có ý nghĩa này hoặc ý nghĩa ngược lại tùy theo cách giao tiếp không lời và ý tưởng kèm theo.

Vd. : « Ông (bà) không dùng thuốc sao ? »

Câu này sẽ không cùng ý nghĩa tùy theo cách nói và ý tưởng.

Nếu là ý tưởng : « tại sao ông (bà) không uống, chắc phải có lý do », ta có thái độ thông cảm (với nụ cười). Bệnh nhân sẽ có ý định nói lên điều gì.

Nếu là ý tưởng : « ông (bà) phải tuân theo bác sĩ chứ ! », ta có thái độ trách móc (chau mày). Có thể bệnh nhân không còn muốn nói chuyện.

Dĩ nhiên, đây không phải là thần giao cách cảm, nhưng hiệu ứng tư tưởng người chăm sóc có tác dụng đến thông điệp không lời, lộ rõ cho bệnh nhân.

Rất khó kiểm soát việc giao tiếp không lời, phản ánh tự nhiên tư tưởng của chúng ta.

-Các loại câu hỏi

Khi đặt câu hỏi cần một thái độ lắng nghe. Trong quan hệ chăm sóc, có những câu hỏi dùng được, có cái nên tránh.

Vd. : MINH, ở phòng hồi sức, sau khi phẫu thuật đầu gối

- Câu hỏi mở : giúp dối tượng triển khai ý kiến.

« Ca phẫu thuật thế nào ? »

- Câu hỏi đóng : chỉ có thể trả lời có hoặc không

“Ca phẫu thuật tốt chứ ?”

- Câu hỏi tùy chọn (câu trả lời) : có nhiều câu trả lời để chọn

Nếu Minh nói rằng ca phẫu thuật đau đớn, ta hỏi “cái gì đau đớn, thuốc gây tê, lúc tỉnh dậy hay là cái gì ?”

Loại câu hỏi này sử dụng sau khi thất bại câu hỏi mở để giúp đối tượng diễn tả.

- Lặp lại : hợp thức hoá điều người kia nói. Đối tượng có thể xác nhận hoặc không

Khi thấy Minh trao đổi với nhà liệu pháp vận động, với nụ cười, người chăm sóc nói : « ca phẫu thuật tốt chứ ? »

- Tại sao ? : điều tế nhị khi hỏi Tại sao vì như ta muốn hỏi điều thầm kín của đối tượng. Cách hỏi này được xem như xoi mói. Phải tránh.

« Tại sao lại hờn dỗi vậy ? »

Kết luận : Mọi câu hỏi đều có thể sử dụng được trừ Tại sao. Chọn câu hỏi tùy thời điểm và tùy đối tượng. Tuần tự đặt câu hỏi, gián tiếp, tránh làm cho bệnh nhân có cảm giác bị đột ngột vạch trần đời tư. Cuối cùng, ta cũng cho đối tượng thấy có quyền không trả lời, giải thích điều cần thiết hỏi trong y tế và cho biết không phải để xét đoán.
Đôi lúc bệnh nhân không trả lời các câu hỏi, hoặc không nói gì cả, hoặc luôn lặng thinh. Không bị bắt buộc trả lời. Có thể hiểu sai câu hỏi, ta có thể lặp lại. Các bạn phải hiểu không có vấn đề quay đối tượng để có câu trả lời nhưng dùng các câu hỏi sao cho phù hợp với tình huống và con người.
KẾT LUẬN CHUNG về khoảng cách trong điều trị : Các thái độ mô tả trên (lắng nghe, đồng cảm và phân tích chuyển di, chống chuyển di), luôn cả giao tiếp, không đòi hỏi thêm thời gian, nhưng có lợi hơn trong cải thiện chất lượng tương tác giữa người chăm sóc - người được chăm sóc, và như vậy việc điều trị tốt hơn.

Để đạt được, nhân viên y tế cần tập luyện có một khoảng cách điều trị : quan tâm và đáp ứng đến nhu cầu đối tượng, nhưng không quá gần mà cũng chẳng quá xa (không là « thân mật như bạn bè », cũng không « lạnh lùng »).

Cuối cùng, sự quan hệ đích thực giữa người chăm sóc - người được chăm sóc là giúp một cuộc gặp gỡ thật sự giữa hai con người, mà mọi cuộc gặp gỡ đều đem đến sự phong phú cho nhau.
Về Đầu Trang Go down
 
sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI ĐIỀU DƯỠNG
» Quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện
» MỘT NAM ĐIỀU DƯỠNG THÁI LAN TỬ VONG DO BỊ NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN BẮN
» Tham quan siêu rẻ
» video đặc điểm cơn đau quặn mật

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG :: TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC SỨC KHỎE-
Chuyển đến