Chúc mừng bạn đã quay trở lại diễn đàn !
Chúc mừng bạn đã quay trở lại diễn đàn !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Tôi long trọng tuyên thệ trước các đấng tối cao và sự hiện diện của người trong buổi lễ này, sẽ sống trong sạch và thực hành nghề nghiệp một cách trung thực...
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Bệnh nhiệt miệng - phương pháp điều trị hiệu quả
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeSun Nov 27, 2016 8:54 am by daiannamthang

» Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh nhiệt miệng
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeSat Jun 18, 2016 2:37 pm by daiannamthang

» Trường Trung cấp y Khai giảng lớp Trung cấp Điều dưỡng 2015
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeSun Jan 18, 2015 3:28 pm by ykhoahanoi

» THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeSun Jan 11, 2015 11:37 am by ykhoahanoi

» những hiểu lầm đáng sợ vê sữa
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeTue Jul 29, 2014 11:34 am by phanthanh

» TIỀN SẢN GIẬT - SẢN GIẬT VẤN ĐỀ CÂN LƯU TÂM
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeMon Jul 28, 2014 5:05 pm by phanthanh

» Bệnh nhiệt miệng - phương pháp điều trị hiệu quả
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeWed Apr 16, 2014 4:06 pm by daiannamthang

» Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeWed Apr 16, 2014 4:05 pm by daiannamthang

» Biểu tượng của hội Điều Dưỡng Việt Nam
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeTue Mar 11, 2014 10:42 am by vietthangdd68

» Cách chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeTue Feb 04, 2014 3:45 pm by daiannamthang

» Quy trình Rửa tay
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeMon Jan 06, 2014 10:53 am by quyth6b

» Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeSun Sep 15, 2013 6:48 pm by quyth6b

» CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI NHIỄM HIV
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeMon Sep 24, 2012 2:24 pm by quyth6b

» sự quan trong trong quan hệ NV y tế và người bệnh
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeMon Sep 24, 2012 2:21 pm by quyth6b

» cả nhà giúp mình với
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri May 18, 2012 12:08 pm by smile91nd

» Lời thề Điều dưỡng ( Lời thề Florence Nightingale)
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeThu May 03, 2012 8:14 pm by hoahongxanh

» Ngồi càng lâu càng sớm gặp thần chết
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeSun Apr 29, 2012 6:00 pm by trankienlc

» Truyện cười y khoa
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeSun Apr 29, 2012 10:20 am by smile91nd

» tư vấn cho mình với.
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:32 pm by smile91nd

» không tên
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 10:00 am by trankienlc

» chăm sóc bàn chân :))
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:59 am by trankienlc

» Khi nào không nên uống chè xanh?
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:55 am by trankienlc

» Bức thư cảm động của bố gửi con gái phá thai
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:31 am by trankienlc

» nguy cơ khi ăn trứng vịt lộn
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 27, 2012 9:25 am by trankienlc

» để có giấc ngủ ngon :0)
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeWed Apr 25, 2012 10:03 pm by Phamthao91

» những thực phẩm giúp " đánh tan " chứng đau dạ dày :0)
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeMon Apr 23, 2012 6:10 pm by Mai Quỳnh Chi

» thực phẩm tốt cho răng nướu :0)
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeMon Apr 23, 2012 6:08 pm by Mai Quỳnh Chi

» Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 9:08 pm by Phamthao91

» Video: Khám bụng
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 9:06 pm by Admin

» Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 9:03 pm by Admin

Most Viewed Topics
Các học thuyết điều dưỡng
CÁCH VIẾT BÀI GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
IMCI TOÀN TẬP - CHƯƠNG TRÌNH XỬ TRÍ LỒNG GHÉP CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
Biểu tượng của hội Điều Dưỡng Việt Nam
Ngạch viên chức y tế điều dưỡng
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN HỘI THI ĐIỀU DƯỠNG GIỎI TỈNH AN GIANG NĂM 2010
ĐIỀU DƯỠNG ĐANG THIẾU NHƯNG KHÔNG DỄ XIN VIỆC
TIỀN SẢN GIẬT - SẢN GIẬT VẤN ĐỀ CÂN LƯU TÂM
Quy trình Rửa tay
ĐIỀU DƯỠNG LÀ NGHỀ VINH QUANG!!





Top posters
Admin
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
Mai Quỳnh Chi
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
quynhkuthiensu
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
quyth6b
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
hoahongxanh
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
Phamthao91
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
trankienlc
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
smile91nd
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
daiannamthang
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
nguyenkim
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_lcapChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_voting_barChế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_vote_rcap 
LIÊN KẾT WEBSITE
MÁI TRƯỜNG TÔI MẾN YÊU
............

 

 Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
hoahongxanh
Level 2
Level 2



Tổng số bài gửi : 19
Join date : 10/04/2012

Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường Empty
Bài gửiTiêu đề: Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường   Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 8:13 pm

ới một số bệnh nhân đái tháo đường, thể dục thường xuyên được xem như một phương pháp điều trị ưu tiên theo kế hoạch chi tiết không khác các toa thuốc. Để đạt hiệu quả và an toàn (nhất là cho hệ tim mạch), người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể để hạn chế tác hại của những vận động quá mức.


Chạy thể dục không phải lúc nào cũng tốt cho người bị đái tháo đường.
Lợi ích

- Làm giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập, không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày mà nếu tập đều đặn còn có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài.

- Làm tăng nhạy cảm với insulin máu và tăng tác dụng của insulin, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi. Ðây là tác dụng cực kỳ quan trọng với các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 vì sự giảm nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính trong cơ chế bệnh sinh gây tăng đường máu ở những bệnh nhân này.

- Làm giảm nguy cơ bị các biến chứng tim mạch thông qua những ảnh hưởng có lợi lên mỡ máu và huyết áp ở các bệnh nhân đái tháo đường. Theo một số nghiên cứu, tập thể dục có thể làm giảm đáng kể các loại mỡ máu có hại, tham gia gây xơ vữa động mạch như Triglyceride, LDL-Cholesterol, và làm tăng loại mỡ máu có lợi, hạn chế gây xơ vữa động mạch như HDL-Cholesterol.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả này, người bệnh cần tập luyện khá tích cực như chạy ít nhất 14,5-19km/tuần và tăng dần lên đến khoảng 64km/tuần. Tập luyện với cường độ nhẹ hơn sẽ ít hoặc không có tác dụng làm thay đổi các loại mỡ máu.

- Tập thể dục đều đặn có thể làm giảm trung bình 5-10mmHg cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tác dụng này rõ hơn ở các bệnh nhân có tăng huyết áp mức độ nhẹ hoặc vừa.

- Làm giảm trọng lượng cơ thể, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa ở các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thừa cân hoặc béo phì. Tập thể dục sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu phối hợp cùng với chế độ ăn giảm vừa phải calo nhưng sẽ không có tác dụng nếu như bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn kiêng rất ít calo (600-800kcal/ngày).

- Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cải thiện các chức năng tim mạch của người bệnh như làm giảm nhịp tim lúc nghỉ (tim phải hoạt động ít hơn), làm tăng khả năng co bóp tống máu của tim..., tăng cường sức khỏe nói chung, tăng khả năng lao động chân tay cũng như sự phối hợp động tác của người bệnh.

Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái và một cuộc sống có chất lượng cao.

Nguy cơ

- Thường gặp và nguy hiểm nhất là hạ đường máu xuống quá thấp, xảy ra ở các bệnh nhân được điều trị insulin hoặc thuốc uống hạ đường máu loại sulfamide. Cũng thường có các biểu hiện đói, run tay chân, vã mồ hôi hoặc hôn mê... giống như hạ đường máu do điều trị insulin hoặc thuốc sulfamide quá liều.

Các biểu hiện này có thể xuất hiện ngay khi người bệnh đang tập hoặc muộn hơn, sau khi đã kết thúc bài tập. Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường typ 1, cơn hạ đường máu muộn cũng có thể xảy ra sau khi đã tập xong 6-15 giờ, thậm chí kéo dài tới 24 giờ nếu bệnh nhân tập nặng và tập lâu.

Ngược lại, một số bệnh nhân khi tập nặng lại có thể bị tăng đường máu, kéo dài trong vòng một vài giờ sau khi tập xong. Các bệnh nhân đái tháo đường typ 1 có tăng đường máu kiểu này dễ bị rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton.

- Tập thể dục, nhất là khi tập nặng có thể làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch như gây cơn đau thắt ngực (do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim), thậm chí gây nhồi máu cơ tim cho người bệnh đái tháo đường.

Một số bệnh nhân bị loạn nhịp tim, trong đó có những loại loạn nhịp tim nguy hiểm cùng với nhồi máu cơ tim nặng là thủ phạm gây đột tử ở không ít bệnh nhân đái tháo đường.

- Tập thể dục cũng có thể làm nặng thêm các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường như:

. Gây xuất huyết đáy mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3 (có tăng sinh mạch máu). Hậu quả là gây mù hoàn toàn.

. Làm tăng mất thêm chất đạm qua nước tiểu và làm nặng thêm bệnh lý thận do đái tháo đường.

. Với những người béo hoặc lớn tuổi có thoái hóa khớp (như khớp gối), tăng cường vận động thể lực có thể làm tổn thương khớp trầm trọng hơn. Ngoài ra các nguy cơ gây tổn thương mô mềm hoặc tổn thương bàn chân cũng tăng lên, nhất là khi bệnh nhân đi giày dép chật, đi chân đất hoặc đã có biến chứng thần kinh gây giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân.

. Các bệnh nhân đã có biến chứng thần kinh tự động không nên tăng mức vận động vì tim và hệ tuần hoàn không tăng hoạt động tương ứng hoặc do bị tụt huyết áp tư thế, nhất là khi bệnh nhân bị ra nhiều mồ hôi, mất nước trong quá trình tập luyện.

Thận trọng trước khi tập

- Trước khi bắt đầu thực hiện chế độ tập luyện cần được thăm khám cẩn thận để phát hiện các biến chứng, nhất là các biến chứng mạn tính của đái tháo đường. Chú ý khám tim mạch để phát hiện các bệnh nhân có thiếu máu cơ tim, đánh giá nguy cơ tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp tư thế trong khi tập luyện. Ngoài ra cần thăm khám, soi đáy mắt, khám thần kinh, làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận, phát hiện đạm trong nước tiểu...

- Chọn lựa phương pháp tập luyện thích hợp: Nếu không có chống chỉ định gì thì người bệnh có thể tập bất cứ môn thể dục thể thao nào mà họ thích. Thông thường, có thể tập bài thể dục nhịp điệu cường độ trung bình ít nhất 30 phút. Có một số môn không thích hợp với các bệnh nhân đái tháo đường như cử tạ vì có nguy cơ cao gây biến chứng mạch máu. Các môn có thể gây chấn thương bàn chân như chạy hoặc đi bộ nên hạn chế cho những người đã có biến chứng thần kinh ngoại biên ở chân...

- Ðể có hứng thú tập luyện đều đặn, các bệnh nhân nên chọn môn thể thao mà mình ưa thích, hoặc các môn thể thao theo nhóm có sự tham gia của cả những người thân trong gia đình, bạn bè. Ðiều quan trọng nhất là nên bắt đầu từ từ, sau đó mới tăng dần khối lượng vận động và không nên theo đuổi những mục tiêu quá cao và phi thực tế.

- Phương thức tập luyện: Chia làm 3 giai đoạn. Khởi động: Dành 5-10 phút cho phần khởi động bằng bài thể dục nhịp điệu nhẹ để phòng chấn thương cơ. Giai đoạn tập nặng hơn nên kéo dài khoảng 20-45 phút. Giai đoạn giảm dần khối lượng vận động nên kéo dài 5-10 phút bằng cách đi bộ, co duỗi chân tay hoặc các động tác thể dục chậm khác trước khi kết thúc bài tập.

Cường độ tập: Về nguyên tắc, nên hạn chế cường độ tập sao cho không để huyết áp tâm thu vượt quá 180mmHg, và cường độ thích hợp ở mức 50-70% cường độ có khả năng đạt được bài tập thể dục nhịp điệu tối đa.

Trong thực tế, có thể xác định mức cường độ thích hợp này dựa vào sự thay đổi nhịp tim. Ðầu tiên phải đo nhịp tim lúc nghỉ (đo lúc sáng sớm khi chưa hoạt động) và đo nhịp tim đạt tối đa khi tập luyện (phải có sự giám sát của bác sĩ), sau đó tính cường độ cho phép trong giai đoạn tập nặng theo công thức, chẳng hạn như mức 50% = 0,5 x (nhịp tim tối đa - nhịp tim lúc nghỉ) + nhịp tim lúc nghỉ. Ví dụ một bệnh nhân đái tháo đường có nhịp tim lúc nghỉ là 80, nhịp tim tối đa lúc tập là 140 thì chỉ nên tập cho đến khi nhịp tim lên đến = 0,5 (đến 0,7) x (140 - 80) + 80 = 110 - 122 lần/phút.

Nếu không thể xác định được nhịp tim tối đa, có thể đề nghị bác sĩ tính cho một con số lý thuyết dựa vào tuổi của bạn, tất nhiên con số này sẽ kém chính xác hơn so với cách tính theo công thức trên.


Tần suất tập: Ðể có thể đạt được những lợi ích về tim mạch hoặc kiểm soát đường máu tốt hơn, bệnh nhân cần tập ít nhất 3 ngày/tuần hoặc tập cách nhật. Còn để đạt được mục đích giảm cân, cần tập ít nhất 5 ngày/tuần.

Lưu ý: Kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt phồng da, vết rách hoặc nhiễm trùng ở bàn chân không. Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và khi đường máu rất cao.

Tránh hạ/tăng đường máu hơn khi tập luyện

- Ăn một bữa khoảng 1-3 tiếng trước khi tập hoặc tập sau bữa ăn 1-3 tiếng.

- Nếu tập nặng hoặc kéo dài thì sau mỗi 30 phút cần ăn thêm một bữa nhẹ carbohydrate.

- Tiêm insulin ít nhất 1 tiếng trước khi bắt đầu tập. Nếu phải tiêm trước khi tập chưa đến 1 tiếng thì nên tiêm vào các vùng ít vận động (như bụng), không nên tiêm ở đùi.

- Thay đổi chế độ điều trị insulin hàng ngày, thường là phải giảm liều mũi tiêm insulin trước khi tập.

- Ðo đường máu nhiều lần, tốt nhất là cả trước, trong và sau khi tập.

Trường hợp với đường máu trước khi tập:

. Nếu < 100mg/dl (< 5,5mmol/l): Cần ăn một bữa nhẹ trước khi tập.

. Nếu = 100-250mg/dl (5,5-14mmol/l): Có thể tập bình thường.

. Nếu > 250mg/dl (> 14mmol/l): Cần kiểm tra ceton trong nước tiểu. Nếu ceton niệu âm tính thì có thể tập bình thường. Nhưng nếu ceton niệu dương tính thì không nên tập, mà cần tiêm 1 mũi insulin rồi kiểm tra lại đường máu và ceton niệu, chỉ tập lại nếu ceton niệu trở thành âm tính.

Cần có sự hiểu biết về mức độ thay đổi nồng độ đường máu theo mỗi bài tập và mỗi môn thể thao khác nhau, để phần nào có thể tự theo dõi và đánh giá được tác dụng, nguy cơ của việc tập luyện.
Bệnh Đái tháo đường và chế độ luyện tập

ĐỂ LUYỆN TẬP CÓ HIỆU QUẢ:

*Cần quan tâm:

Về lựa chọn trang phục, giày dép:

- Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, nhưng trang phục phải vừa vặn và tạo sự thoải mái khi vận động, đảm bảo đủ ấm và phù hợp với thời tiết và loại hình tập luyện.

- Nên chọn giày dép đúng kích cỡ, vừa chân đi đứng thoải mái, mền ấm, che chắn bảo vệ bàn chân.

Về Lựa chọn địa điểm luyện tập:

- Nên lựa chọn nơi tập luyện bằng phẳng, không gồ ghề, nơi tập luyện có nhiều người cùng tập, như: sân vận động, nhà thi đấu, công viên...

Về lựa chọn loại hình luyện tập, thời điểm và thời gian luyện tập:

- Có nhiều loại hình tập luyện. Tuy nhiên nên chọn loại hình luyện tập phù hợp với sức khỏe và tuổi tác.

- Bài tập phù hợp nhất cho người đái tháo đường là đi bộ. Đi bộ hàng ngày, tốt nhất đi bộ vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần luyện tập từ 30 - 40 phút.

Về phương pháp luyện tập: Gồm 3 bước cho tất cả các loại hình tập luyện.

Bước 1: Khởi động và làm ấm cơ thể ( từ 5 - 10 phút ).

Bước 2: Tập luyện thật sự ( từ 30 - 40 phút ).

Bước 3: Thư giãn, thả lỏng ( từ 5 - 10 phút ).


ĐỂ HẠN CHẾ CÁC NGUY CƠ CÓ THỂ XẢY RA TRONG VÀ SAU LUYỆN TẬP:

* cần lưi ý:

- Duy trì chế độ ăn hợp lý, hạn chế dùng các thức uống, như: rượu, bia, chè, cà phê. Không hút thuốc lá, thuốc lào. Hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

- Thường xuyên kiểm tra đường máu theo quy định. Nên khám sức khỏe tổng thể trước khi vào một chương trình luyện tập, không nên luyện tập trong điều kiện quá nóng hoặc quá lạnh, không luyện tập khi đang mắc các bệnh cấp tính hoặc khi lượng đường trong máu quá cao.

- Tập luyện đều đặn phù hợp với sức khỏe và tuổi tác, mặc quần áo rộng rãi, không đi giày chật, lao động vừa sức và nghỉ ngơi hợp lý.

- Tập luyện ở những nơi bằng phẳng, có đông người cùng tập, tập cùng bạn bè hoặc người thân trong gia đình.

- Nên mang theo nước hoa quả hoặc bánh kẹo có chứa nhiều đường để dùng khi đường máu xuống thấp.
Về Đầu Trang Go down
Phamthao91
Level 2
Level 2
Phamthao91


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 12/04/2012
Age : 32
Đến từ : Ninh Bình

Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường Empty
Bài gửiTiêu đề: Cho mem thac mac chut xiu   Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường I_icon_minitimeFri Apr 20, 2012 9:08 pm

nhieu van de dua ra o tren ma mem khong hieu, moi nguoi gop y voi :
-tai sao tap luyen an kieng rat it calo (600-800kcal/24h) lai k co tac dung,co phai se co kha nang gay con ha duong huyet cao hon?
-tai sao tap nang o NB DTD type1 lai gay con ha duong huyet muon (sau 6-24h)ma k gay ha duong huyet ngay luc cuong do tap la toi da??? Sao con ha duong huyet xuat hien muon hon (24h) khi NB tap nang hon???
-tai sao tap nang lai lam nang them bien chung man??? Co phai do tap nang se gay nhung con tang duong mau lam tang cac yeu to gay nen bchung (lai vuong vao thac mac phia tren)??? Vay khi nao k duoc cho nguoi benh tap???
^^! Mong moi nguoi chia se y kien!
Về Đầu Trang Go down
 
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
» Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa
» MỘT NAM ĐIỀU DƯỠNG THÁI LAN TỬ VONG DO BỊ NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN BẮN
» CẤP CỨU MỘT SỐ TAI NẠN ĐƯỜNG HÔ HẤP
» Cấp cứu một số tai nạn đường hô hấp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG :: TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC SỨC KHỎE-
Chuyển đến